Có nên nặn mụn không? Nặn mụn chuẩn Y khoa là gì?

Thời tiết đã sang mùa hè, nắng nóng, bụi và ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Vậy có nên nặn mụn thường xuyên không? Trường hợp nào có thể lấy nhân mụn và nên áp dụng phương pháp nặn mụn nào là hợp lý? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây!

1. Có nên nặn mụn không? Nặn mụn chuẩn Y khoa là gì?

Trước tiên, bạn cần phải xác định xem mụn của mình là mụn gì, đang ở tình trạng nào. Với những loại mụn như: mụn đầu đen, mụn cám, một vài trường hợp thuộc chỉ định của bác sĩ có thể nặn cả những loại mụn ung, không nằm quá sâu bên dưới da thì bạn hoàn toàn có thể nặn. Tuy nhiên với những mụn đang ở giai đoạn sưng, viêm, có mủ thì tuyệt đối không nên nặn vì sẽ dễ gây nhiễm trùng, gây tổn thương trên da.

Tuy nhiên, IMCAS khuyên bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà do các dụng cụ hoặc tay mình hoàn toàn không sạch, không được tiệt trùng theo tiêu chuẩn Y khoa nên việc này sẽ gây tổn thương cho da. 

2. Nặn mụn chuẩn Y khoa là gì? Lợi ích của nặn mụn chuẩn Y khoa

Một trong những phương pháp nặn mụn đang được ưa chuộng hiện nay đó là Nặn mụn chuẩn Y khoa. 

Điều trị mụn là một vấn đề y khoa phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về cơ chế bệnh sinh của mụn lẫn sinh lý làn da. Việc tự điều trị tại nhà hoặc tìm kiếm các phương pháp trên mạng hay truyền miệng từ bạn bè hoặc các cơ sở làm đẹp không chuyên nghiệp có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Về cơ bản, các chuyên gia sẽ dựa trên tình trạng mụn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp sau khi thăm khám lâm sàng. Thông thường, hai nhóm phương pháp này không tách biệt rõ ràng mà có thể kết hợp với nhau để có kế hoạch điều trị toàn diện cho mụn.

Lợi ích của việc điều trị mụn chuẩn y khoa

Việc thực hiện điều trị mụn theo quy trình chuẩn y khoa sẽ mang lại những ưu điểm như:

  • Hiểu rõ nguyên nhân gây ra mụn và cách kiểm soát chúng, từ đó có kế hoạch điều trị hiệu quả.
  • Đảm bảo độ an toàn tuyệt đối trong quá trình điều trị mụn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi dùng chung dụng cụ nặn mụn.
  • Hạn chế được tình trạng nặn mụn không đúng cách, gây tổn thương bề mặt da và để lại thâm sẹo hay mụn lan rộng.
  • Giúp lấy các nhân mụn phía bên dưới da một cách triệt để, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
  • Quy trình nặn mụn chuẩn y khoa sẽ có sự hỗ trợ của các hoạt chất điều trị và can thiệp máy móc khi cần thiết, giúp giảm thiểu tình trạng da ửng đỏ, nhạy cảm và kích ứng sau quá trình nặn mụn.

3. Các bước nặn mụn chuẩn Y Khoa

Bước 1: Làm sạch da

  • Tẩy trang: Nên lựa chọn các loại tẩy trang dành cho da mụn nhạy cảm. Giúp lấy sạch lớp trang điểm/ kem chống nắng. Làm tiền đề cho nền da sạch khỏe trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo trong quy trình nặn mụn.
  • Dùng sữa rửa mặt: Cho sữa rửa mặt ra lòng bàn tay, hòa một ít nước để tạo bọt, sau đó xoa đều lên 5 điểm trên gương mặt và massage. Không lưu lại sữa rửa mặt trên da quá 60s.
  • Tẩy tế bào chết trên da: Bước này giúp lấy đi toàn bộ lớp da chết già cỗi trên làn da. Hỗ trợ quá trình lấy nhân mụn nhanh chóng hơn.

Bước 2: Xông hơi cho da mặt

Nên sử dụng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%) hòa tan cùng với nước lọc sạch theo tỉ lệ 2:1 để xông hơi cho da mặt. Xông hơi giúp cỗ nang lông được giãn nở vừa phải, hỗ trợ quá trình tác động lấy nhân mụn dễ dàng hơn.

Bước 3: Hút bã dầu nhờn trên da

Ở bước này, tại các phòng khám và điều trị da liễu chuyên khoa, bạn sẽ được sử dụng các máy điều trị chuyên dụng.

Trong những trường hợp còn lại khi không có điều kiện đến các cơ sở uy tín để lấy nhân mụn. Bạn có thể cho 2-3 giọt Salicylic Acid 2% ra bông tẩy trang và thoa khắp mặt. Salicylic Acid có công năng làm thông thoáng lỗ chân lông hữu hiệu tương tự như tác động máy hút bã nhờn tại các cơ sở điều trị.

Bước 4: Tiến hành lấy nhân mụn bằng dụng cụ chuyên dụng

Lưu ý, chỉ lấy nhân những mụn đã khô còi, không có dịch mủ. Đối với những loại mụn viêm, sưng nặng không nên lấy nhân mụn vì có thể sẽ gây tổn thương nặng cho da. Thao tác lấy nhân mụn nên dứt khoát nhưng không sử dụng lực quá mạnh, dễ khiến da bị thâm về sau.

Bước 5: Sát trùng bề mặt da

Sát trùng bề mặt da mụn bằng dung dịch Povidine được sử dụng trong chuyên khoa y tế. Với mục đích làm sạch da và tránh nhiễm khuẩn lây lan sang các vùng da xung quanh trong quá trình lấy nhân mụn. Sau đó lau lại toàn bộ gương mặt sạch với nước muối sinh lý.

Bước 6: Giảm sưng và phục hồi da

Đi điện tím sát khuẩn da mặt và đắp mặt nạ giảm sưng cho các vùng da vừa điều trị.

Bước 7: Xịt khoáng cho da mặt

Sử dụng xịt khoáng sau nặn mụn sẽ giúp giữ ẩm và làm dịu da tức thì hoàn hảo. Bên cạnh đó còn bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường bên ngoài.

Bước 8: Hoàn tất quy trình điều trị mụn

Thoa một lớp kem trị mụn mỏng có thành phần dịu nhẹ lên toàn bộ vùng da mặt. Việc làm này có công dụng kiểm soát bã nhờn, điều trị vết thương hở và ngăn ngừa vi khuẩn tái phát.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 230 8888